Chia sẻ về quyết định này, anh cho biết: "Đây là chuyên ngành phù hợp với tôi. Nó cho phép tôi học thêm các kỹ năng thực tế thay vì chỉ chú trọng kiến thức lý thuyết. Tôi thích thực hành và thực hiện nhiều dự án trong phòng thí nghiệm. Bằng cách này tôi làm chủ được công nghệ điện tử".
Được sống với niềm đam mê, ở trường Tào Bác luôn bộc lộ tài năng. Không chỉ điểm số xuất sắc, anh còn tích cực tham gia các cuộc thi kỹ năng và nhiều hoạt động xã hội.
Kể về học trò, thầy Vương Tiêu Lâm - người trực tiếp hướng dẫn Tào Bác, cho biết: "Em ít nói, chuyên môn rất chắc chắn. Các bài tập khó tôi giao, em đều hoàn thành. Minh chứng điều tôi nói, 2 lần Tào Bác góp mặt vào đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới".
Tài năng vượt trội
Trước đó, năm 2020, đại diện Trung Quốc tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 46, Tào Bác xếp vị trí thứ 4. Tháng 9/2023, tại Kỳ thi tay nghề toàn quốc lần thứ 2được tổ chức ở Thiên Tân (Trung Quốc), anh đại diện cho tỉnh Hồ Bắc, tham gia phần thi Công nghệ điện tử.
Phần thi yêu cầu thí sinh thể hiện phương án thiết kế, kỹ năng vận hành và tư duy đổi mới trong 3 mô-đun: Thiết kế máy đo huyết áp, hệ thống nhà thông minh và bộ điều khiển. Không chỉ hoàn thành nội dung thi xuất sắc, Tào Bác giành chiến thắng cả 3 hạng mục trên.
Đồng thời, anh còn đạt huy chương Vàng môn Công nghệ điện tử. Kết thúc kỳ thi, Tào Bác được trao giải thưởng Nhà vô địch xuất sắc nhất các hạng mục. Với kết quả này, Tào Bác góp mặt lần 2 vào đội tuyển quốc gia đại diện cho Trung Quốc tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47được tổ chức tại Lyon, Pháp năm 2024.
Sở hữu loạt thành tích đáng nể, Tào Bác thu hút sự chú ý của cả nước. Ở tuổi 21, anh nhận được lời mời từ một trường đại học bổ nhiệm làm phó giáo sư chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử. Ngoài ra, có trường cho phép Tào Bác trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu.
Đối với các sinh viên giỏi tốt nghiệp đại học top đầu, đây là cơ hội hiếm có. Tuy nhiên, đứng trước nhiều sự lựa chọn Tào Bác quyết định từ chối mọi sự chiêu mộ.
"Tôi biết ơn sự công nhận và lời mời thiện chí của các trường cao đẳng và đại học, nhưng tôi chưa muốn rời xa quê hương và trường học của mình. Với tôi, Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Vũ Hán là ngôi trường tốt mang lại cho tôi những thành tựu to lớn", Tào Bác nói về lý do từ chối lời mời bổ nhiệm làm phó giáo sư.
Hoàn thành 2 năm học trung cấp và 3 năm học cao đẳng, hiện tại, Tào Bác là giảng viên ngành Công nghệ Điện-Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Vũ Hán.
Lời từ chối gây nhiều tranh cãi
Sự lựa chọn của Tào Bác gây bất ngờ và nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, anh đang lãng phí cơ hội. Người khác lại nói, Tào Bác trốn tránh sự cạnh tranh và áp lực.
Trước những ý kiến trái chiều nghi ngờ về tài năng bản thân, Tào Bác cho biết không quan tâm đến bình luận tiêu cực. "Tôi biết nhiều người không hiểu sự lựa chọn của tôi. Nhưng mỗi người đều có lý tưởng và mục tiêu theo đuổi của riêng mình. Do đó, tôi cũng có những giá trị và quyết định riêng của bản thân.
Tôi chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn của mình. Điều này, giống với việc tôi chọn học trung cấp và cao đẳng. Với nhiều người, học nghề thấp kém hơn đại học, nhưng tôi vẫn tự hào với lựa chọn này. Tôi tự tin về chuyên ngành bản thân được học", Tào Bác bộc bạch.
Anh chia sẻ thêm, chọn cao đẳng không phải do không vượt qua kỳ thi đại học, mà vì coi trọng việc thực hành và kỹ năng. Trong khi đó, giáo dục đại học lại chú trọng vào lý thuyết và nghiên cứu khoa học.
"Giáo dục cao đẳng phù hợp với sở thích của tôi. Nó cho phép tôi nắm vững công nghệ nhanh hơn và áp dụng trực tiếp vào công việc, đời sống. Tôi không muốn dành nhiều thời gian cho việc học lý thuyết. Tôi muốn chứng minh năng lực bản thân bằng hành động thiết thực. Điều này, được phản ánh qua những thành tựu tôi đạt được", anh nói thêm.
Tào Bác nhấn mạnh, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng không thua kém đại học. Tuy nhiên, mỗi hệ có những đường hướng phát triển riêng, trọng tâm và ưu điểm khác nhau.
Anh cho rằng, giáo dục cao đẳng chú trọng đến việc trau dồi khả năng thực tế, đổi mới và giải quyết thực tiễn của sinh viên. "Đây là những khả năng quan trọng đang bị thiếu hụt trong xã hội hiện đại. Hệ trung cấp nghề và cao đẳng có nền giáo dục linh hoạt, không khép kín và cứng nhắc", anh nói.
Sinh viên đại học có thể nâng cao trình độ và tiêu chuẩn học tập thông qua việc tham gia kỳ thi học thuật, nghiên cứu, tuyển sinh sau đại học và công chức… Trong khi đó, sinh viên cao đẳng cũng có thể chứng minh trình độ bằng cách tham gia các cuộc thi tay nghề thực hành, ứng dụng và một số hoạt động khác.
Câu chuyện của Tào Bác, giúp mọi người thấy được giá trị, ý nghĩa của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng. Đây là nền giáo dục thiết thực, hiệu quả, không thấp kém, lạc hậu. Giáo dục nghề nghiệp chú trọng đến việc trau dồi kỹ năng thực hành của sinh viên và nâng cao khả năng thích ứng tốt với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động.
Theo Sohu
Ngay sau khi bị nạn, nam sinh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn (Nghệ An) nhưng bệnh viện xác định em T. tử vong trước khi vào viện.
Được biết, hai mẹ con em T. vừa tổ chức chương trình đón trung thu ở trường, đến giờ ra về thì không may bị nạn.
Danh tính lái xe ô tô được xác định là bà N.T.H, giáo viên một trường THPT ở huyện Thanh Chương. Bà H. mới học lái xe được khoảng một tháng trở lại đây. Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Nghệ An, sau sự việc, nhà trường và phòng GD-ĐT đã có báo cáo ban đầu.
Công an huyện Thanh Chương và Công an tỉnh Nghệ An đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
" alt=""/>Giáo viên lùi ô tô khiến học sinh tử vong tại sân trườngMặt khác, số lượng các trường cao đẳng sư phạm trong những năm gần đây giảm một phần do thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về tinh giảm đầu mối và biên chế, và thực hiện Luật Giáo dục 2019, yêu cầu trình độ của giáo viên tiểu học và THCS được nâng lên đại học, do đó các trường cao đẳng chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non.
Để sử dụng hiệu quả nguồn lực, một số trường cao đẳng sư phạm trở thành phân hiệu của các trường đại học sư phạm hoặc trường đại học đa ngành hoặc sáp nhập với các trường cao đẳng địa phương.
Bộ GD-ĐT cũng cho hay, đến năm 2045, tổng số nhu cầu cần bổ sung cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp học từ mầm non đến phổ thông khoảng 500.000 người. Như vậy, mỗi năm cần cung cấp bổ sung khoảng 43.000 giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp, trong đó, bậc học mầm non cần bổ sung khoảng 16.000 người, bậc tiểu học cần khoảng 7.000 người, bậc THCS cần khoảng 7.000 và bậc THPT cần khoảng 12.000 người.
Theo Bộ, hiện nay hệ thống các trường, khoa sư phạm cung cấp hàng năm khoảng hơn 20.000 sinh viên tốt nghiệp. Với nhu cầu giáo viên cần được đào tạo hằng năm như trên, việc tập trung năng lực đào tạo cho các trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên, trong đó, có từ hai đến ba trường đại học sư phạm trọng điểm và từ 5-6 trường đại học sư phạm chủ chốt đào tạo giáo viên với chỉ tiêu tuyển sinh chiếm khoảng 70% chỉ tiêu đào tạo đại học đối với ngành sư phạm trong cả nước
Sẽ sáp nhập 38 trường cao đẳng sư phạm và cao đẳng đa ngành đào tạo
Theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ GD-ĐT, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên sẽ được sắp xếp theo hướng tinh gọn, phân định vai trò, sứ mạng, căn cứ năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên.
Tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên các trình độ. Cụ thể 11 cơ sở giáo dục đại học giữ vai trò hạt nhân và nòng cốt của mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên trong từng vùng và khu vực; tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc.
Khoảng 22 trường đại học (hầu hết trực thuộc UBND cấp tỉnh) đào tạo đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp học của địa phương và các tỉnh lân cận với khoảng 44% quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc. Khoảng 17 cơ sở giáo dục đại học khác tham gia đào tạo một số ngành đào tạo giáo viên đặc thù, chiếm khoảng 6% quy mô đào tạo.
Theo đó, 11 sơ sở giáo dục đại học giữ vai trò chủ chốt đào tạo giáo viên là: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm 2, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Cần Thơ.
Đối với các trường cao đẳng sư phạm sẽ tổ chức, sắp xếp lại theo các phương án như sáp nhập vào một số trường đại học sư phạm hoặc một trường đại học có đào tạo giáo viên trong vùng hoặc sáp nhập vào một trường đại học tại địa phương. Đến năm 2030 không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm và các trường cao đẳng đa ngành.